Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Miền Nam hối hả chạy bão

Dù thời tiết vẫn còn nắng nhưng hàng ngàn người dân ở Cần Giờ, TP HCM đã được di dời đến các trụ sở kiên cố. Ở các tỉnh khác, loa phóng thanh được bố trí nhiều nơi liên tục thông báo về cơn bão số 13.

Sáng nay, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND thành phố đã có mặt tại huyện Cần Giờ để kiểm tra, chỉ đạo các ban nghành khẩn cấp triển khai các phương án phòng tránh, cấm các phương tiện ra khơi.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND thành phố đã có mặt tại huyện Cần Giờ từ sáng sớm để kiểm tra, chỉ đạo các ban nghành khẩn cấp triển khai các phương án phòng tránh, cấm các phương tiện ra khơi.
Bộ đội biên phòng cầm loa liên tục yêu cầu ngư dân vào tránh bão.
Theo ghi nhận của VnExpress, đến 14h chiều nay, thời tiết tại Cần Giờ vẫn còn nắng, chưa có dấu hiệu bão. Tuy nhiên, công tác ứng phó với bão tại huyện giáp biển của TP HCM rất khẩn trương. Loa phóng thanh được bố trí nhiều nơi thông báo liên tục về tình hình bão để người dân biết thông tin.
Hơn 1.000 tàu cá ở Cần Giờ đã vào neo đậu. Ảnh: An Nhơn
Tại bến tàu Đông Hòa, hàng trăm tàu cá của ngư dân đã vào bến neo đậu. "Từ 18h ngày 5/11 đã cấm xuất bến đối với các tàu đánh bắt cá. Đến sáng nay, có 1.353 tàu cá, trong đó 40 tàu đánh bắt xa bờ đã vào bến neo đậu", Phó chủ tịch huyện Cần Giờ Lê Văn Thơm cho biết.
Trường Trung học phổ thông Cần Thạnh thông báo cho học sinh nghỉ. Trường cũng  đón dân tránh bão đến tạm trú.
Trường THPT Cần Thạnh thông báo cho học sinh nghỉ đồng thời đón dân tránh bão đến tạm trú. 
Người dân hối hả di dời đến các Nhà văn hóa, Trường học để tránh bão.
1.605 người dân ở xã đảo Thạnh An di dời vào ở các Nhà văn hóa Thiếu Nhi, trường học, bệnh viện… ở thị trấn Cần Thạnh. Ngoài ra, còn có 2.000 người ở các khu vực nguy cơ sạt lở, gần biển của 6 xã và thị trấn cũng được đưa đến nơi an toàn.
Tại Nhà văn hóa Thiếu Nhi huyện có hàng nghìn người tạm trú. Mọi người được cung cấp cơm, nước uống và dịch vụ y tế.
Hàng nghìn người dân được bố trí chỗ tạm lánh và được chính quyền địa phương chăm lo bữa ăn miễn phí, các y bác sĩ được huy động để phục vụ bà con khi có trường hợp bị bệnh đốt xuất.
Đa số người dân chuyển đến đều ngụ ở xã đảo Thạnh An và các nhà ven biển có nguy cơ sạt lở.
 "Đến thời điểm này chúng tôi đã hoàn thành khâu bố trí hậu cần để lo ăn uống, dịch vụ, y tế, cung cấp khoảng 800 chiếc mền cho người dân, máy phát điện cũng đã sẵn sàng để dự phòng sự cố xảy ra", ông Lê Văn Thơm, Phó chủ tịch huyện Cần Giờ nói.
có 35 trường hợp bị sốt đã được phát thuốc miễn phí, 2 bé bị tiêu chảy được chuyển lên bệnh viện huyện để tiếp tục điều trị.
Từ trước đến nay, người dân Cần Giờ nhiều lần oằn mình đón bão. Trong đó thiệt hại nặng nhất là cơn bão số 5 - Linda năm 1997, cơn bão số 9 - Durian năm 2006 và mới đây là cơn bão số 1- Pakhar đầu năm 2012.
Cụ Nguyễn Thị Nên cho biết đây là lần thứ hai bà phải chạy bão.
"Đây là lần thứ hai chạy bão, tôi rất lo lắng cho tài sản, đồ đạc ở nhà. Hy vọng cơn bão lần này sẽ không mạnh", cụ Nguyễn Thị Nên, 88 tuổi chia sẻ.

Vung-Tau-tranh-bao-1.jpg
Ông Trần Ngọc Thới – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đã chỉ đạo các địa phương sơ tán dân cư ở các vùng có nguy cơ cao, ven biển, yêu cầu tàu khách, tàu chở hàng hóa ngưng hoạt động từ 13h hôm nay đến 6h ngày 7/11. Xe tuyên truyền lưu động rà khắp các tuyến đường nhắc nhở người dân đối phó bão.
Vung-Tau-tranh-bao-2.jpg
Ông Phan Thạch, Phó chủ tịch xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền cho biết, có 413 hộ dân ở các vùng trũng, vùng nguy cơ sạt lở cần di dời. "Sau cơn bão số 9 năm 2006, hầu hết các hộ dân rất có ý thức trong việc chuẩn bị đối phó với cơn bão số 13. Tuy nhiên UBND xã cũng huy động một số ôtô sẵn sàng tham gia cưỡng chế di dời khi xảy ra trường hợp cấp bách”, ông Thạch nói.
Vung-Tau-tranh-bao-7.jpg
Phụ huynh đón con sau khi Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông báo các trường cho học sinh nghỉ học buổi chiều ngày 6/11.
Vung-Tau-tranh-bao-4.jpg
Tại các thôn, ấp đã tổ chức sử dụng loa tay kêu gọi nhân dân khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước bão.
Vung-Tau-tranh-bao-5.jpg
Những bao cát được chuyển lên mái nhà để chằn chống gió giật.
tau-ca-Soc-Trang-tranh-bao-4805-13837076
Tương tựsáng nay, các tỉnh miền Tây tiếp giáp biển Đông như Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau cũng họp phòng chống bão khẩn cấp. Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có nhiều xã nằm dọc theo biển Đông với gần 1.100 hộ dân sống ven đê biển đã được yêu cầu các ngành thực hiện thế chủ động theo phương châm "4 tại chỗ" và tiêu chí "3 sẵn sàng"
Binh-dinh-ok.jpg
Tại Bình Định: Do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, sáng 6/11, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa. Nhằm chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão số 13 và và cơn bão Haiyan đổ bộ vào biển đông, UBND tỉnh yêu cầu các sở ban ngành, địa phương tập trung chống bão. Hầu hết, những vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thiên tai đều bố trí sẵn các phương án, điều kiện cần thiết để di dời người dân đến nơi an toàn.
Phu-yen-2-ok.jpg
Tại Phú Yên: Trong sáng nay, Ban chỉ huy PCLB - TKCN Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã họp đột xuất triển khai các phương án, sẵn sàng ứng phó với bão. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của Bộ Quốc phòng đóng quân trên địa bàn như Trung đoàn Không quân 910, Hải quân, các lực lượng của Quân khu 5, Công an, Biên phòng . 
Phu-yen-ok.jpg
Thượng úy Nguyễn Ngọc Ry, Trạm phó Trạm kiểm soát Biên phòng Đà Rằng (Đồn Biên phòng Tuy Hòa) cho biết, sáng nay có nhiều tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân đã cập Cảng cá Phường 6 để tránh trú an toàn dù chuyến đánh bắt chưa đầy, bị lỗ tổn (chi phí).

Đăng nhận xét