xóm Lâm Trung, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn,
Thông tin trên vừa được ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cung cấp cho PV Dân trí. Theo ông Hạnh, nhóm hiện vật trên được gia đình anh Vũ Dũng ở xóm Lâm Trung, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, phát hiện khi đào vườn xây chuồng hươu. Các hiện vật được tìm thấy ở độ sâu khoảng gần 1m, bao gồm các công cụ bằng đá như cuốc, rìu, bàn nghiền và đồ trang sức là chiếc vòng đeo tay.
Nhóm hiện vật bằng đá được chế tác bằng chất liệu đá thạch anh
Toàn bộ số hiện vật trên được chế tác bằng chất liệu đá thạch anh cứng có màu trắng ngà. Chiếc cuốc đá được tạo dáng hình chữ nhật, phần lưỡi cuốc được mài nhẵn 2 mặt, có kích thước dài 20cm, thân rộng 4cm, lưỡi rộng 5cm, dày 2cm.
Chiếc rìu đá hình tứ diện, phần lưỡi được mài nhẵn mịn hai mặt, dài 7cm, rộng 4cm, dày 2cm. Đặc biệt, chiếc vòng đeo tay độc đáo được chế tác khá tinh xảo, toàn bộ bề mặt được mài nhẵn, vòng trong và vòng ngoài đều rất tròn, đường kính vòng ngoài 10cm, vòng trong 6cm, dày 2cm.
Bàn nghiền là một khối đá tự nhiên hình chữ nhật, có trọng lượng nặng khoảng 5kg, ở giữa có lỗ lõm xuống hình bầu dục mài nhẵn mịn, có kích thước dài 38cm, rộng 16cm, phía trên có chuôi cầm.
Toàn bộ số hiện vật trên được chế tác bằng chất liệu đá thạch anh cứng có màu trắng ngà. Chiếc cuốc đá được tạo dáng hình chữ nhật, phần lưỡi cuốc được mài nhẵn 2 mặt, có kích thước dài 20cm, thân rộng 4cm, lưỡi rộng 5cm, dày 2cm.
Chiếc rìu đá hình tứ diện, phần lưỡi được mài nhẵn mịn hai mặt, dài 7cm, rộng 4cm, dày 2cm. Đặc biệt, chiếc vòng đeo tay độc đáo được chế tác khá tinh xảo, toàn bộ bề mặt được mài nhẵn, vòng trong và vòng ngoài đều rất tròn, đường kính vòng ngoài 10cm, vòng trong 6cm, dày 2cm.
Bàn nghiền là một khối đá tự nhiên hình chữ nhật, có trọng lượng nặng khoảng 5kg, ở giữa có lỗ lõm xuống hình bầu dục mài nhẵn mịn, có kích thước dài 38cm, rộng 16cm, phía trên có chuôi cầm.
Bàn nghiền có trọng lượng khoảng 5kg
Theo ông Hạnh, các nhà khảo cổ học đã vào cuộc và bước đầu đưa ra nhận định, nhóm hiện vật trên là của người nguyên thủy sử dụng trong thời kỳ hậu kỳ đá mới cách ngày nay 5.000 năm; địa điểm phát hiện nằm về phía tây nam, bên cạnh khe Tràm, có thể là địa bàn cư trú của người nguyên thủy dọc theo các sông, suối ở các vùng núi cao.
Ông Hạnh nhận định, với phát hiện trên, bước đầu có thể khẳng định cách đây 5.000 năm, ở thời hậu kỳ đá mới đã có con người nguyên thủy cư trú trên địa bàn huyện miền núi Hương Sơn, Hà Tĩnh. “Chúng tôi sẽ phối hợp với các nhà nghiên cứu khảo cổ để tiếp tục điều tra khảo sát, nghiên cứu, chứng minh nhận định trên. Nếu đúng là như thế, đây quả là một phát hiện rất có giá trị, không chỉ riêng đối với ngành khảo cổ học“ - ông Hạnh nói.
Theo ông Hạnh, các nhà khảo cổ học đã vào cuộc và bước đầu đưa ra nhận định, nhóm hiện vật trên là của người nguyên thủy sử dụng trong thời kỳ hậu kỳ đá mới cách ngày nay 5.000 năm; địa điểm phát hiện nằm về phía tây nam, bên cạnh khe Tràm, có thể là địa bàn cư trú của người nguyên thủy dọc theo các sông, suối ở các vùng núi cao.
Ông Hạnh nhận định, với phát hiện trên, bước đầu có thể khẳng định cách đây 5.000 năm, ở thời hậu kỳ đá mới đã có con người nguyên thủy cư trú trên địa bàn huyện miền núi Hương Sơn, Hà Tĩnh. “Chúng tôi sẽ phối hợp với các nhà nghiên cứu khảo cổ để tiếp tục điều tra khảo sát, nghiên cứu, chứng minh nhận định trên. Nếu đúng là như thế, đây quả là một phát hiện rất có giá trị, không chỉ riêng đối với ngành khảo cổ học“ - ông Hạnh nói.
Đăng nhận xét